Phong Lưu - Anna Nguyễn

Phong Lưu - Anna Nguyễn Anna Nguyễn Phong Lưu - Anna Nguyễn - Quyển 1 Chương 2: Mỗi bước đi là một bước tiến

Năm năm sau...

- Tham kiến mẫu hoàng - Mộc Yến Anh

- Hoàng nhi bình thân.

- Đa tạ mẫu hoàng. Mẫu hoàng cho triệu nhi thần có sự gì chăng?

Nữ vương là một người uy nghiêm nhưng cũng rất lạnh lùng, đối với cử chỉ âu yếm, nàng không bao giờ thể hiện, mà Mộc Yến Anh cũng tự lập sớm, tự nhiên nàng xem Mộc Yến Anh như một người đã trưởng thành.

- Ta thấy hoàng nhi sớm hiểu chuyện, ta rất vui mừng. Hôm nay cho gọi hoàng nhi đến cũng chỉ là muốn trò chuyện mà thôi.

- Hài nhi xin bồi mẫu hoàng - Mộc Yến Anh biết mục đích mẫu thân gọi nàng tới không gì khác ngoài việc kiểm tra nàng, một người trăm công nghìn việc như mẫu thân không thể nào gọi nàng đến nói chuyện phiếm được, nếu không nàng đã không phải ở trong quân doanh như bây giờ.

- Từ khi ngươi hiểu chuyện đến nay chưa được trở về hoàng cung diện kiến phụ hoàng, hoàng nhi không trách ta chứ?

- Bẫm mẫu hoàng, nhi thần nào dám. Đại sự nên lấy đầu, tư tình nữ nhi nào dám bàn đến.

- Hoàng nhi thật khiến ta an tâm, mẫu thân cũng mong ngươi sớm ngày trưởng thành, có thể vì Nam triều ta mà góp sức.

- Bẩm mẫu hoàng, nếu nhi thần có thể ra sức ấy cũng là trách nhiệm của nhi thần. Nhưng hài nhi vẫn còn non dạ, không biết... - Mộc Yến Anh cố tình thăm dò độ tin tưởng trong của mẫu hoàng đối với lời nói của nàng.

- Hữu thoại tựu thuyết xuất lai, bất yếu muộn tại tâm lý* - Nàng nói vậy cũng chỉ để hoàng nhi mạnh dạn nói ra, nàng cũng không tin tiểu hài tử thì có mưu lược gì.

(*Có gì muốn nói hãy nói ra, không nên chất chứa trong lòng)

- Có liên quan đến triều chính, nhi thần không dám tự cho là đúng. – Mộc Yến Anh không dám lỗ mãng



- Hoàng nhi cứ nói.

- Dạ. Theo vi thần thấy, ngũ quốc chia năm không đồng nhất: tam đại, nhị tiểu. Bắc có Thiên triều họ Vạn, Đông có Đông Li quốc, Tây thuộc Hiên Viên quốc – tam cường quốc. Nam có Nam triều ta cùng Cao Tỳ - nhị tiểu quốc, so ra nặng nhẹ đã rõ.

Nam Triều ta lắm tộc, nhiều phân tranh. Cao Tỳ cũng từ một bộ tộc thuộc Nam triều, sau đó phân tranh và chia cắt thành một quốc gia mới nhưng vẫn luôn không ngừng xâm chiếm nước ta. Nhi thần thấy hay là nên thôi đi...

- Hả? - Nữ vương ngạc nhiên, nhưng chợt nhận ra có điều gì đó.

- Nam triều hà tất phải xung đột sắc tộc, trên thực tế tất thảy chẳng phải là con dân Nam triều ta sao? - Mộc Yến Anh thấy đất nước nhiều dân tộc thì thế nào, chỉ cần chung sống hòa thuận thì đều là người trong một nước hay sao? So với Việt Nam cả thảy năm mươi bốn dân tộc thì con số mười ba có là gì?

- Ý của hoàng nhi là...

- Thưa mẫu hoàng, chúng ta nếu cứ đánh nhau với các bộ tộc khác không phải là hoài công hay sao, chẳng phải tự mình diệt mình? Mà những bộ tộc kia cũng chỉ vì muốn giữ mình nên mới đáp trả, như vậy không đáng. Bất quá chỉ có Man – di tộc thực có dã tâm nhưng không đáng nói.

Chiến tranh sắc tộc lâu dài là mối nguy hại hàng đầu của Nam triều cũng là nỗi lo của Nữ vương ngày đêm suy nghĩ không biết như thế nào thống nhất các bộ tộc, đây là vì sao thân là Nữ vương lại sống trên sa trường nhiều hơn là trong cung cấm. Nàng phải giữ gìn bờ cõi đất nước mà tổ tiên đã gây dựng. Đối với cách nói của Mộc Yến Anh, nàng có phần mông lung.

Không để Nữ vương thắc mắc lâu, Mộc Yến Anh chậm rãi nói tiếp:

- Trên thuận dưới tất hòa nên mới nói chúng ta không cần đánh, mục tiêu của chúng ta không phải là các tộc mà là nước Cao Tỳ. “Nhược nhục cường thực, thích giả sinh tồn*” nếu chúng ta không xác định đúng mục tiêu thì chẳng phải sẽ là mục tiêu của người khác hay sao? Hoặc giả không phải Cao Tỳ, cũng sẽ là con mồi cho các cường quốc.

(*Yếu làm mồi cho kẻ mạnh, kẻ muốn sống tồn phải chiến thắng thù địch. Cá lớn nuốt cá bé.)

- Nan đề này vẫn đang chờ người đáp, hoàng nhi có cao kiến gì chăng?

Mộc Yến Anh biết những điều nàng nghĩ không phải mẫu hoàng chưa từng nghĩ ra mà cái tất yếu là phải có kế sách chu toàn.


- Nhi thần kính thỉnh mẫu hoàng xem xét. - Mộc Yến Anh dâng tấu chương.

Sau nhiều năm xem xét mọi việc, Mộc Yến Anh thiết nghĩ việc chung sức xây dựng đất nước là điều nên làm, nàng đã nhập gia thì không thể biểu hiện như kẻ ngoại đạo, vả lại thời đại này việc coi trọng phụ nữ rất hợp ý nàng, nên phải bảo tồn.

- Diệu kế, thật là diệu kế! - Nữ vương kích động không nguôi.

Mộc Yến Anh bỗng quỳ xuống:

- Bẩm mẫu hoàng, chúng ta có thể mượn kế của Việc Vương Câu Tiễn luyện binh trong hang, nhi thần nguyện học Bao Tự làm càn một phen.

”Thì vỉ vỉ nhi quá trung hề, kiển yêm lưu nhi vô thành”* xin mẫu hoàng sớm ngày định đoạt.

(Bao Tự xinh đẹp nhưng không thích cười, Vua Chu sủng nàng nên muốn làm mọi cách để nàng cười từ việc xé hàng ngàn mảnh lụa đến đốt tháp dầu để thấy khuôn mặt ngơ ngác của quân chư hầu đến cứu viện. Bao Tự cười cũng đồng nghĩa Vua Chu mất nước vì khi thật sự nguy cấp, Vua Chu có đốt tháp dầu cứu viện cũng không ai tin mà đến cứu vua.

*Thời giờ đi quá nửa rồi, chậm chạp chần chờ thì sao thành công)

Nữ vương không biết Việc Vương Câu Tiễn và Bao Tự từ trong miệng nàng là người nào nhưng nghe ra một người giỏi tài dụng binh còn một người là hại nước hại dân rồi. Ngắm nhìn Mộc Yến Anh lòng nữ vương dâng lên cỗ niềm tin mãnh liệt. Mộc Yến Anh đôi mắt sáng rực tinh anh, khí thế bậc nam tử hiếm thấy, ngũ quan tinh tế ánh lên sự thông tuệ hơn người. Tuổi còn rất nhỏ nhưng nhuệ khí vững vàng, khiến cho nữ vương vừa mừng lại vừa sợ...

Sau nhiều lần nghị sự cùng các đại thần, trên dưới một lòng nuôi nghiệp lớn, chuyển mục tiêu thành Cao Tỳ, khuyết trương sức mạnh Nam triều. Có thể nói: “Mọi thứ đã đủ, chỉ chờ gió Đông.”

Không bao lâu sau...

Tứ quốc đưa tin, Nữ vương Nam triều lui quân về kinh thành sau nhiều năm đóng đô tại quân doanh, tộc Man – di được đà lấn tới gây ra bạo loạn khắp cả nước tuy nhiên hai bên luôn luôn ở thế giằng co không bên nào chịu nhượng bộ, tình thế kéo dài suốt ba năm, các tộc khác yên ổn không động binh đao.

Tin đồn rằng, Nữ vương nằm mộng thấy trời đổ mưa xuân, Nam triều rợp hoa dưới chân tiểu công chúa bèn tìm người giải mộng. Mộng rằng công chúa là bậc kỳ tài do trời ban giúp đất Nam triều thống nhất các tộc, nữ vương lấy làm mừng rỡ cho người xây lăng mộ, không ngừng lập đàn cảm tạ trời xanh, ba năm cúng tế không ngừng. Tô thuế xiết cổ người dân gây ra nhiều làn sóng dư luận trái chiều trong khắp cả nước, dân chúng đói khổ lầm than, người dân oán nhưng không dám lên tiếng.


Năm Mộc Yến Anh vừa tròn mười tuổi, Đông Li dã tâm xâm chiếm Nam triều, thế sự bại lộ triều đình nước Vạn phương Bắc vì lo sợ địch quân hùng mạnh, bắt tay với Hiên Viên đế quốc ghìm kẹp dã tâm của Đông Li. Tuy nhiên, Hiên Viên đế quốc xảy ra dịch bệnh, bão lũ triền miên, vua Hiên Viên buộc phải nhờ cứu viện từ phương Bắc, phương Bắc thẳng thừng từ chối, Hiên Viên quốc trong thế ngàn cân treo sợ tóc, tự động rút khỏi thế ghìm kẹp. Bắc triều và Đông Li vẫn ở thế giằng co quyết liệt.

Cũng trong năm đó Nam Triều đột nhiên tiến đánh Man – di một cách nhanh chóng, Man – di đầu hàng vô điều kiện. Binh lực sung mãn, Phượng Hiên công chúa tuổi nhỏ tài cao dẫn quân tiến sát Cao Tỳ. Tuy nhiên, Cao Tỳ tỏ ra khinh thường quân địch.

Trong vòng ba tháng, Nam Triều thần tốc đánh chiếm Cao Tỳ trong sự bàng hoàng của các cường quốc, ngũ quốc nay chỉ còn tứ quốc chia theo bốn hướng Đông – Tây – Nam - Bắc thế lực gần như ngang nhau.

Cuộc chiến với Cao Tùy đã trở thành nỗi ám ảnh cường ba đại cường quốc. Trong đó, Phượng Hiên công chúa là người đi đầu trong việc tạo ra vũ khí tối thượng, tốc chiến tốc thắng, gọi tên: “Nỏ thần“.

Nghe đồn, Nỏ thần có tầm bắn, độ chuẩn xác và độ xuyên thấu rất cao ngay cả tấm bia bằng da trâu cũng có thể liên tục bị bắn thủng. Nó như vậy, dù mặc áo giáp chế tạo bằng tinh cương cũng không thể phòng hộ. Nỏ này không chỉ bắn ra hàng trăm mũi tên một lúc mà còn bắn được cả mũi lao xa tới cả trăm mét. Bí mật sức mạnh của nỏ là thuật chia nhỏ góp gió thành bão. Điều quan trọng nhất tạo nên sức thần của “nỏ thần” chính là một chiếc nỏ bắn được nhiều tên, nhiều chiếc nỏ như vậy cùng bắn tạo ra những “cơn mưa” làm tan vỡ quân địch.

Đây cũng là một trong những đề tài nghiên cứu của Mộc Yến Anh thời đại học trong lịch sử Việt Nam về cái Nỏ thần của An Dương Vương, cô cũng được chứng kiến tận mắt các mô hình nỏ thần được phục dựng lại do Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á thực hiện vào năm 2010. Mất ba năm để Mộc Yến Anh có thể tái phục hưng nó. Mộc Yến Anh cũng ý thức được đây là loại vũ khí tối tân nhất được ví như việc chế tạo ra bom nguyên tử, cô không muốn tạo ra một cuộc chiến tranh thế giới nên việc phục hưng hoàn toàn giữ bí mật và buộc Nữ vương phải ký hiệp định chỉ dùng vũ khí để bảo vệ giang sơn, không được tàn sát người vô tội. Chỉ có người của Mộc Yến Anh mới được phép sử dụng loại vũ khí này, binh lính hoàng gia không được đụng tới.

Tiếng vang của loại vũ khí này đã trở thành mối đe dọa đáng gờm khiến ba cường quốc buộc phải cử người sang ký hiệp ước hòa bình lâu dài đối với Nam Triều. Nam Triều từ nay có thể hòa bình thịnh trị và tiến tới xây dựng nhà nước.

Mộc Yến Anh đưa ra chủ trương cải tiến cả về chính trị, giáo dục, kinh tế, xã hội... tiến hành từng bước trong mười năm, biến đất nước nghèo nàn lạc hậu vì chiến tranh sắc tộc trở thành đại cường quốc lớn mạnh. Vẫn lấy nông - lâm - ngư nghiệp làm gốc bên cạnh phát triển kinh tế theo hướng thương nghiệp, chủ trương phát triển ngành nghề truyền thống tập trung theo từng vùng miền. Hỗ trợ sản xuất các sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản phẩm dệt may trở thành ngành công nghiệp nhỏ. Hoàng cung cũng tham gia vào kinh tế nhằm tiến tới xóa bỏ tô thuế cho người dân.

Về xã hội, mạnh dạng xây dựng bệnh xá tập trung, trường học... Đạo Phật trở thành quốc giáo. Đề cao tri thức, trọng dụng người tài, thay đổi cơ chế thi cử, rút ngắn từ ba năm xuống còn một năm một lần, đa dạng hóa nội dung thi cử.

Thực hiện chính sách chính trị hiệu quả, ban hành luật mới, cho phép các bộ lạc có thể tự quyền dưới sự quản lý của nhà nước. Các tộc trưởng mỗi tộc vẫn là người trong tộc, trong phạm vi cho phép có thể tự quyết mọi việc. Sử dụng chính sách “trị mà không trị” để an bang trị quốc.

Về mặt quân sự, thực hiện chính sách: “Giải giáp quy điền” - từ lính trở thành nông dân, tức là binh lính tùy thời có thể tham gia vào sản xuất nông nghiệp, một mặt hỗ trợ nhân dân, mặt khác vẫn không lơ là việc bảo vệ đất nước.

Mặc dù vậy, dưới chế độ nhà nước cũ vẫn chưa thể đạt được thành tựu như Mộc Yến Anh mong muốn, nhưng chỉ trong vòng mười năm xây dựng nhà nước mới, Nam triều trở thành quốc gia hùng mạnh nhất và hưng thịnh nhất trong suốt hàng ngàn năm sau. Tuy nhiên, đó là chuyện của ngàn năm sau...