Cuốn sách 7 thói quen hiệu quả - 7 thói quen thành đạt

Cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt (tên khác: 7 Thói Quen Hiệu Quả) của tác giả Stephen R. Covey là cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn đến hàng triệu độc giả hiện nay. Cuốn sách giới thiệu 7 thói quen giúp chúng ta sống và làm việc hiệu quả hơn rất nhiều. Hãy cùng kéo xuống để tiếp tục nhé!

Giới Thiệu Tác Giả Sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt

Stephen Richards Covey (sinh ngày 24 tháng 10, năm 1932 – mất ngày 16 tháng 7, năm 2012) là một nhà giáo dục, một tác giả, một doanh nhân, và một nhà diễn giả người Mỹ. Ông là tác giả của cuốn sách nổi tiếng “7 Thói Quen Để Thành Đạt”.

Tác giả sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt Tác giả Stephen R. Covey
Tác giả Stephen R. Covey

Tiến sĩ Stephen R. Covey là một bậc thầy thế giới về rèn luyện tính cách, khả năng lãnh đạo và các vấn đề tâm lý cuộc sống. Ông còn là một nhà giáo dục tài năng, một chuyên gia tư vấn về quản lý con người. 

Stephen R. Covey đã cống hiến trọn đời mình để giảng dạy phương pháp sống và quản trị lấy nguyên tắc làm trọng tâm để có được cuộc sống hạnh phúc và sự nghiệp thành đạt.

Nội Dung Cuốn Sách 7 Thói Quen Hiệu Quả Để Thành Đạt

Thói Quen Thứ Nhất: Luôn Chủ Động

Cuốn Sách 7 Thói Quen Hiệu Quả Để Thành Đạt

Để khám phá nguyên tắc cơ bản về bản chất con người, Frankl đã mô tả một “bản đồ” bản thân chính xác. Từ đó, ông bắt đầu phát triển thói quen đầu tiên và cơ bản nhất của một con người thành đạt trong mọi hoàn cảnh, đó là thói quen luôn ở thế chủ động. Đây cũng là nguyên tắc đầu tiên trong cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt.

Tải sách miễn phí: 7 Thói Quen Hiệu Quả PRC

Thuật ngữ tính chủ động trở nên khá phổ biến trong ngành quản trị học, nhưng không dễ tìm thấy trong mọi cuốn từ điển. Không chỉ có nghĩa đơn thuần là sự chủ động, tính chủ động còn mang ý nghĩa về tư cách con người, về trách nhiệm với cuộc đời. 

Hành vi là kết quả của những quyết định đưa ra, không chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh nên chúng ta cần chủ động và có trách nhiệm làm cho mọi việc trở nên hiệu quả. 

Ngược lại,nếu cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thì lỗi thuộc về chúng ta,vì chúng ta để cho những sự việc khách quan điều khiển một cách có ý thức.

Khi đưa ra sự lựa chọn, người ta dễ bị môi trường vật chất quanh mình tác động ngược trở lại. Nếu thuận lợi, họ sẽ cảm thấy dễ chịu, kết quả công việc tốt,và ngược lại. Những người luôn ở thế chủ động có thể tạo ra sự cân bằng cho mình. 

Đối với họ, dù điều kiện khách quan suôn sẻ hay trở ngại thì tâm trạng và công việc của họ cũng vẫn tiến triển. Vì họ được thúc đẩy bởi giá trị của bản thân. Nếu giá trị đó quyết định chất lượng của công việc thì bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể gây ảnh hưởng đến điều đó.

Những người thụ động – luôn chịu sự chi phối từ bên ngoài – thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xã hội, hay còn gọi là “định kiến xã hội”. Khi người khác đối xử tốt với họ, họ cảm thấy vui; nhưng khi người khác đối xử không tốt, họ liền lui về thế phòng thủ hoặc chống đỡ. Họ xây dựng cuộc sống tình cảm của mình dựa vào hành vi của người khác và nhắm vào nhược điểm của người khác để chi phối họ.

Người chủ động có khả năng đặt giá trị lên trên cảm xúc. Họ được thúc đẩy bởi các giá trị đã được suy nghĩ thấu đáo, chọn lọc, và tiếp thu. Còn những người bị động thường bị ảnh hưởng bởi tình cảm, hoàn cảnh, điều kiện và môi trường sống. 

Tuy nhiên, người chủ động vẫn bị tác động bởi những kích thích bên ngoài, bất kể về mặt vật chất, xã hội hay tâm lý. Nhưng phản ứng của họ, dù có ý thức hay vô thức, luôn luôn là sự lựa chọn hay phản ứng dựa trên cơ sở giá trị.

Thói Quen Thứ Hai: Bắt Đầu Từ Mục Tiêu Đã Được Xác Định

Cuốn Sách 7 Thói Quen Hiệu Quả Để Thành Đạt

Mặc dù thói quen thứ hai áp dụng trong nhiều hoàn cảnh và cung bậc cuộc sống khác nhau, nhưng ứng dụng cơ bản nhất của nó là bắt đầu ngay từ ngày hôm nay bằng những mục tiêu đã được xác định. Lấy hình tượng, hình ảnh hay mô thức cuối đời bạn làm khung tham chiếu hay chuẩn mực để xem xét mọi thứ khác. 

Mỗi chặng đường đời – hành vi của bạn ngày hôm nay, trong tương lai,tuần sau, tháng sau – sẽ được xem xét trong bối cảnh tổng thể bao gồm những điều có ý nghĩa nhất đối với bạn. Bằng cách ghi nhớ những mục tiêu đó, bạn mới có thể tin chắc vào những gì bạn làm, vào một ngày cụ thể nào đó, sẽ không vi phạm các chuẩn mực mà mình đã xác định là quan trọng nhất. 

Và mỗi một ngày bạn sống sẽ góp phần tích cực cho mục tiêu mà bạn đã xác định trong suốt cuộc đời mình.

Bắt đầu từ mục tiêu đã được xác định có nghĩa là xuất phát bằng một sự hiểu biết rõ ràng về đích đến của bạn. Điều đó có nghĩa là bạn biết nơi mình muốn đến, do đó bạn sẽ hiểu rõ hiện tại mình đang ở đâu để luôn đi đúng hướng.

Con người thật dễ sa vào những chiếc bẫy của đời thường, của cuộc mưu sinh hàng ngày. Họ lao vào làm việc ngày một nhiều hơn nhằm leo lên bậc cao nhất của chiếc thang danh vọng, để rồi phát hiện ra rằng chiếc thang bắc nhầm bức tường. 

Mọi người đều bận rộn, thậm chí rất bận rộn với cuộc sống nhưng sự bận rộn đó nhiều khi không mang lại hiệu quả. Cuối cùng, họ phát hiện ra rằng họ đã giành được những thắng lợi rỗng tuếch. 

Thành công đạt được bằng cái giá của những thứ còn quý giá hơn chính sự thành công. Những con người thuộc mọi tầng lớp xã hội – bác sĩ, viện sĩ, diễn viên, chính trị, doanh nhân, vận động viên, thợ ống nước… Thường phấn đấu để có được thu nhập nhiều hơn, địa vị xã hội cao hơn, hay trình độ chuyên môn tốt hơn. Nhưng rồi họ lại phát hiện ra rằng động cơ thúc đẩy họ đạt được mục tiêu đã che khuất những gì thực sự có ý nghĩa với họ.

Cuộc sống của chúng ta sẽ khác đi nếu chúng ta nhận thức được điều gì thực sự quan trọng và giữ những hình ảnh đó trong tâm trí. Chúng ta sẽ làm chủ được bản thân và làm những điều có ý nghĩa nhất. Chúng ta có thể rất bận rộn, làm việc rất tốt nhưng chỉ có hiệu quả khi chúng ta bắt đầu bằng một mục tiêu rõ ràng.

Thói Quen Thứ Ba: Ưu Tiên Cho Điều Quan Trọng Nhất

Cuốn Sách 7 Thói Quen Hiệu Quả Để Thành Đạt

Thói quen thứ nhất cho rằng “Bạn là người sáng tạo mọi thứ và chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi của mình”. Thói quen thứ hai là sự sáng tạo lần thứ nhất về mặt tinh thần. 

Còn thói quen thứ ba mà cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt đề cập đến là sự sáng tạo lần thứ hai, nhưng lần này là sự sáng tạo về mặt vật chất. Đó là sự hoàn chỉnh, hiện thực hóa và bộc lộ tự nhiên các thói quen 1 và 2. Đó là bài tập về ý chí độc lập, được thực hành hàng ngày, hàng giờ để trở thành một người sống có trọng tâm.

Các thói quen 1 và 2 vô cùng thiết yếu và là tiền đề cho thói quen thứ ba. Bạn không thể trở thành người sống có trọng tâm nếu ngay từ đầu không biết đến, không phát triển được bản tính luôn chủ động của bản thân, cũng như không nhận diện ra các mô thức của mình và không biết cách thay đổi chúng cho phù hợp với các nguyên tắc. 

Bạn không thể trở thành người sống có trọng tâm nếu không có tầm nhìn và không tập trung vào sự cống hiến mà cuộc sống đòi hỏi ở riêng bạn. Nhưng nếu có nền tảng đó,bạn có thể trở thành người sống có trọng tâm theo thói quen thứ ba – nghĩa là bạn biết tự quản lý bản thân một cách hiệu quả.

Thói Quen Thứ Tư: Tư Duy Cùng Thắng

Cuốn Sách 7 Thói Quen Hiệu Quả Để Thành Đạt

Tư duy cùng thắng là thói quen lãnh đạo giữa người và người, bao hàm sự vận dụng một trong các khả năng thiên phú đặc biệt của con người trong mối quan hệ như tự nhận thức, trí tưởng tượng, lương tâm và ý chí độc lập. 

Nó còn bao hàm cả sự học hỏi lẫn nhau, ảnh hưởng qua lại và nguyên tắc các bên cùng có lợi. Và cần phải rất can đảm cũng như cân nhắc kỹ lưỡng để tạo ra những lợi ích chung, đặc biệt khi chúng ta tương tác với những người có tư duy thắng/thua cố hữu. 

Tư duy cùng thắng là niềm tin vào một giải pháp thứ ba. Đó không phải là cách của anh hay cách của tôi; mà đó là một cách khác tốt hơn, có lợi hơn cho cả hai.

Đó là lý do vì sao thói quen thứ tư gồm có các nguyên tắc lãnh đạo giữa người và người. Sự lãnh đạo này đòi hỏi tầm nhìn, bước khởi đầu chủ động an toàn, định hướng khôn ngoan và năng lực – những yếu tố bắt nguồn từ mô thức lãnh đạo cá nhân lấy nguyên tắc làm trọng tâm. 

Nguyên tắc cùng thắng trong cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt là nguyên tắc cơ bản đưa đến thành công trong mọi tương tác của con người. Nó bao gồm năm mặt tương thuộc trong cuộc sống, bắt đầu là tính cách, sau đó là các mối quan hệ để hình thành các thỏa thuận. 

Nó được nuôi dưỡng trong một môi trường mà cấu trúc và quy tắc được xây dựng trên cơ sở tư duy cùng thắng. Và nó liên quan đến quy trình; chúng ta không thể đạt mục đích cùng thắng bằng lối tư duy thắng/thua hay thua/thắng.

Thói Quen Thứ Năm: Lắng Nghe Và Thấu Hiểu

Cuốn Sách 7 Thói Quen Hiệu Quả Để Thành Đạt

Một nguyên tắc quan trọng trong lĩnh vực quan hệ giao tiếp giữa người với người là: trước hết, hãy lắng nghe và thấu hiểu. Đây cũng chính là thói quen thứ năm mà cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt muốn đề cập. Nguyên tắc này là chìa khóa để có được cuộc giao tiếp hiệu quả.

Lắng nghe và thấu hiểu là đi vào bên trong khung tham chiếu của người khác. Bạn nhìn sự việc thông qua họ, nhìn thế giới theo cách của họ, hiểu mô thức của họ, cảm nghĩ của họ.

Lắng nghe thấu hiểu không chỉ dừng lại ở sự ghi nhận, suy tư hay hiểu rõ những gì được nghe. Theo tính toán của các chuyên gia về giao tiếp,trong thực tế, chỉ có 10% giao tiếp của chúng ta được thể hiện thông qua lời nói, 30% được thể hiện qua âm thanh và 60% qua ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ. 

Khi lắng nghe thấu hiểu, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà quan trọng hơn, bạn còn nghe bằng mắt và cả con tim. Bạn lắng nghe để cảm nhận, để giải nghĩa, để hiểu được hành vi của người khác. Bạn huy động cả bán cầu não phải và trái làm việc. Bạn nhận thức, trực cảm và cảm nhận.

Khi lắng nghe để thấu hiểu người khác, bạn sẽ cho người đó một bầu không khí tâm lý trong lành. Rồi sau đó, bạn mới có thể tập trung vào việc gây ảnh hưởng hoặc giải quyết vấn đề tồn tại. Bầu không khí giao tiếp thân mật và chân thành có tác động rất lớn đến sự thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Thói Quen Thứ Sáu: Đồng Tâm Hiệp Lực

Cuốn Sách 7 Thói Quen Hiệu Quả Để Thành Đạt

Thói quen tiếp theo mà cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt muốn truyền tải đến bạn đọc đó chính là đồng tâm hiệp lực. Đây là hoạt động cao nhất trong cuộc sống cần sự tập hợp và vận dụng cùng lúc tất cả các thói quen từ 1 đến 5, là sự huy động bốn khả năng thiên phú của con người. 

Nó tập trung vào động lực của tư duy cùng thắng và các kỹ năng giao tiếp thấu hiểu gay go nhất mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Qua đó, chúng ta có thể vận dụng tất cả mọi thói quen có được để tạo nên thành quả tốt nhất.

Đồng tâm hiệp lực là điều cốt yếu của mô thức lãnh đạo lấy nguyên tắc làm trọng tâm. Nó là chất xúc tác, liên kết và giải phóng những sức mạnh to lớn bên trong mỗi con người. Tất cả các thói quen chúng ta đã có là sự chuẩn bị để tạo ra điều kỳ diệu của đồng tâm hiệp lực.

Đồng tâm hiệp lực có mặt khắp nơi trong tự nhiên. Nếu bạn trồng hai cây xanh gần nhau thì rễ của chúng sẽ quyện vào nhau. Cả hai sẽ cùng phát triển tốt hơn so với khi trồng tách ra. 

Nếu bạn ghép hai miếng gỗ vào nhau, nó sẽ chịu được trọng lực lớn hơn so với từng miếng gỗ. Tổng thể thống nhất bao giờ cũng mạnh hơn từng phần cộng lại. Một cộng một khi đó sẽ bằng ba hoặc lớn hơn.

Thói Quen Thứ Bảy: Rèn Giũa Bản Thân

Cuốn Sách 7 Thói Quen Hiệu Quả Để Thành Đạt

Thói quen thứ bảy khuyên chúng ta nên dành thời gian để mài giũa bản thân. Nó nằm xung quanh các thói quen khác trong mô thức 7 thói quen, giúp cho các thói quen khác được vận dụng vào thực tế cuộc sống.

Thói quen thứ bảy đề cập đến năng lực sản xuất của cá nhân. Nó bảo tồn và tăng cường tài sản lớn nhất của bạn – con người bạn. Nó đổi mới bốn mặt của con người bạn – thể chất, tinh thần, trí tuệ và quan hệ xã hội/tình cảm.

Rèn giũa bản thân về cơ bản phải thể hiện được cả bốn động cơ này, có nghĩa là rèn luyện cả bốn mặt của con người một cách thường xuyên, nhất quán và hợp lý. 

Để làm được điều này, chúng ta phải là người luôn chủ động. Dành thời gian để rèn giũa bản thân là hoạt động mang tính chủ động và tính kỷ luật rất cao

Đây là đầu tư lớn nhất chúng ta có thể thực hiện trong đời – đầu tư vào chính mình, đầu tư vào công cụ duy nhất chúng ta có được để đương đầu với cuộc sống và cống hiến cho cuộc đời này. 

Chúng ta là công cụ để thực hiện mục đích của mình, và để thành đạt, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên rèn giũa chính mình. Hãy rèn luyện hết cả 7 Thói Quen Để Thành Đạt bạn một cách kiên trì và trái ngọt sẽ đến với bạn!

Nhận xét sách 7 Thói Quen Hiệu Quả

Nhận xét sách 7 Thói Quen Hiệu Quả

Nhận xét sách 7 Thói Quen Hiệu Quả

Với số điểm trung bình đạt 4.9/5 từ các độc giả đã mua sách trên Tiki cho cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt. Đây là một cuốn sách cực kỳ đáng đọc và bạn nên cân nhắc về lựa chọn này nhé!

Trích Dẫn Nổi Bật Từ Cuốn Sách

1. “Hãy mài sắc lưỡi cưa nếu bạn còn muốn cưa tiếp.”

2. “Luôn chủ động và hãy làm chủ số phận của mình.”

3. “Để đạt được mục tiêu, ngay trước khi làm điều gì, bạn cần hình dung ra kết quả của mỗi hành động một cách rõ ràng nhất.”

4. “Nếu bạn muốn thực sự là người thành đạt, hãy luôn ưu tiên cho điều quan trọng nhất.”

5. “Để thay đổi, điều bạn phải nhắm tới là tính cách, chứ không phải hành vi của mình.”

Lời Kết

Trên đây là bài review của chúng mình về cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt, hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và tìm thấy những thông tin cần thiết xoay quanh cuốn sách thú vị này.

Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và thành công.

Hẹn gặp lại!